Kinh tế

Nghề hái dược liệu tại xã Thái An

22/09/2021 04:01 76 lượt xem

Những năm trở lại đây khi nhu cầu thị yếu khách hàng và thị trường về các mặt hàng dược liệu bản địa vùng cao nguyên Đá Quản Bạ ngày càng tăng, từ những cây thuốc dân gian hay những cây dược liệu trên núi, nghề hái dược liệu đã và đang là một nghề mới song lại tạo việc làm và thu nhập khá ổn định cho các chị em phụ nữ người dân tộc Mông trên địa bàn xã Thái An, huyện Quản Bạ.

Nghề hái dược liệu tại xã Thái An
Các chị em phụ nữ xã Thái An với nghề hái dược liệu

Chị Giàng Thị Mỷ, người dân tộc Mông thôn Cán Hồ, xã Thái An được các cụ già trong làng, trong bản hướng dẫn về công dụng và cách nhận biết các loại cây thuốc, cây dược liệu trên núi tại địa phương. Những năm gần đây chị đã theo đuổi cái nghề mới “vượt đèo, lội suối” để hái dược liệu, dựa vào công dụng và đặc trưng khu vực sống của các cây dược liệu rừng, nên chị Giàng Thị Mỷ có thể biết được khu vực núi nào sẽ có có cây dược liệu mọc với sự đa dạng của các loại dược liệu như: Bạc hà, táo gai, ngọc cẩu, chè dây, giảo cổ lam... Chị Giàng Thị Mỷ, thôn Cán Hồ nói: Bản thân tôi làm nghề hái dược liệu được 3- 4 năm nay, để làm nghề hái dược liệu này cũng đòi hỏi người hái phải có duyên với cây dược liệu núi. Ví dụ người hái phải biết cách hái để đảm bảo chất lượng cây dược liệu như hái vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà ngả tối; Cách hái đảm bảo việc cây dược liệu sau thu hái tiếp tục được tái sinh tự nhiên tốt...

Với cái nghề hái dược liệu rừng trung bình mỗi tháng trừ chi phí và công đi lại cho các chị em phụ nữa người dân tộc Mông tại xã Thái An thu lãi từ 5 triệu – 6 triệu đồng, đây là nguồn thu nhập khá ổn định để trang trải cuộc sống.  

Nghề thu hái dược liệu tự nhiên ngày càng được nhiều chị em người dân tộc Mông tại xã Thái An thực hiện, bởi hiện nay từ công nghệ 4.0 một số chị em đã biết tiếp cận việc bán hàng, trong đó tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm dược liệu thô thông qua các trang mạng xã hội với hình thức vận chuyển tận nơi. Bên cạnh việc thu hái tự nhiên thì việc trồng, nhân rộng và chăm sóc một số cây dược liệu phổ biến như: Giảo cổ lam, chè dây được các chị em tại đây thực hiện tốt theo đúng định hướng của xã. Có thể nói, từ những bài thuốc và những cây dược liệu được truyền lại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng là bài toán trong vừa tạo sinh kế, xóa đói giảm nghèo vừa bảo tồn, lưu giữ và quảng bá tới thị trường khách hàng về những sản phẩm dược liệu đặc hữu của huyện Quản Bạ.

Hoàng Chính

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập