Tin địa phương

Đẩy mạnh phong trào thanh niên khởi nghiệp ở xã Bát Đại Sơn huyện Quản Bạ

29/09/2017 00:00 144 lượt xem

Ngay sau khi huyện Quản Bạ triển khai chương trình thanh niên khởi nghiệp, đoàn xã Bát Đại Sơn đã tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên vay vốn theo các Nghị quyết hỗ trợ của Tỉnh, Huyện để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

 Anh Ly Seo Hiền ở thôn Na Quang xã Bát Đại Sơn là một trong những đoàn viên thanh niên tiêu biểu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đầu năm 2017 anh Hiền đăng ký vay vốn từ Nghị quyết 209 của HĐND Tỉnh được 60 triệu đồng để mua 5 con trâu. Số vốn còn dư anh tiếp tục mua thêm giống cây quýt lai về gieo trồng. Nhận thấy đây là cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, năm 2015, anh Hiền đã mua 300 cây giống về trồng. Đây là cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác. Đặc biệt giống quýt lai này khi mới bắt đầu gieo trồng, sau 4 năm cây sẽ bắt đầu cho thu hoạch ổn định. Dự kiến, mỗi cây sẽ thu hoạch được khoảng 15kg. Giá quýt lai trên thị trường dao động từ 25-30 nghìn/kg. Ngoài ra, anh Hiền còn trồng thêm 50 gốc hồng không hạt, đây cũng là một trong những cây trồng mang lại giá trị thu nhập cao. Dự kiến trong năm 2018, với diện tích 15ha đất nông nghiệp của gia đình, anh Ly Seo Hiền sẽ chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng ngô lúa sang trồng cây ăn quả. Anh Ly Seo Hiền, Thôn Na Quang xã Bát Đại Sơn cho biết: "Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình tôi, bên cạnh đó tôi cũng sẽ trồng thêm diện tích cây ăn ăn quả để tăng năng suất, giúp cho cuộc sống của gia đình sẽ ổn định hơn".


Còn với thanh niên Giàng Mí Séo ở thôn Sán Trồ, xác định chăn nuôi trâu bò là hướng phát triển, xóa đói giảm nghèo bền vững, nên gia đình anh Séo đã tập trung chăn nuôi theo hướng hàng hóa. anh Séo còn tích cực tham dự các buổi tập huấn, hội thảo về kỹ thuật chăn nuôi do Xã đoàn tổ chức. Sau khi đã có những kiến thức căn bản trong chăn nuôi, năm 2016 được vay 50 triệu từ ngân hàng chính sách. anh tiếp tục mua thêm bò, với diện tích 3ha cỏ, cũng đảm bảo đáp ứng nguồn thức ăn cho tổng số 15 con bò của gia đình. Mỗi năm, gia đình anh bán được 4 con bò, mỗi con có giá từ 20-25 triệu đồng. Anh Giàng Mí Séo, thôn Sán Trồ xã Bát Đại Sơn chia sẻ: "Việc tập trung vào mô hình chăn nuôi trâu bò sẽ ổn định, phát triển bền vững, với đàn trâu bò hiện có, tôi dự định trong năm 2018 sẽ tiếp tục vay thêm vốn để tăng tổng đàn gia súc của gia đình".

 

Anh Giàng Mí Séo ở thôn Sán Trồ bên đàn gia súc của gia đình


Đối với những xã vùng biên còn nhiều khó khăn như xã Bát Đạt Sơn, cấp ủy chính quyền xã đang tích cực chỉ đạo các ngành chuyên môn, đặc biệt là đoàn thanh niên quan tâm sát sao tới các đoàn viên thanh niên đã và đang có ý tưởng khởi nghiệp, bằng cách đối thoại trực tiếp, tuyên truyền chính sách, các nguồn vốn vay ưu đãi. đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Anh Vũ Ngọc Toản, Bí thư Đoàn xã Bát Đạt Sơn nói: "Ban chấp hành đoàn xã Bát Đại Sơn luôn quan tâm, tuyên truyền cho đoàn viên thanh niên những mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giúp cho phong trào đoàn viên thanh niên khởi nghiệp được nhân rộng, từng bước làm cho thanh niên thay đổi nhận thức để xóa đói giảm nghèo".


Có thể nói, bằng những cách làm hay, sự sáng tạo, tự tìm hướng đi mới cho hành trình lập thân, lập nghiệp, của ĐVTN xã Bát Đại Sơn. Đó sẽ là tấm gương, là động lực thôi thúc thế hệ trẻ tiếp tục vươn lên, vượt qua những khó khăn, trở ngại về điều kiện địa lý tự nhiên, góp phần xây dựng quê hương Quản Bạ ngày một đổi mới.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập