Văn hóa - Xã hội

Viện Dân tộc học làm việc tại huyện Quản Bạ

19/04/2019 00:00 79 lượt xem

Nhằm nghiên cứu xây dựng chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo tiêu biểu của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã hội bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện Quản Bạ. Ngày 17/4 Viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Văn Minh – Viện trưởng Viện Dân tộc học, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại huyện Quản Bạ. Tiếp đoàn về phía huyện có đồng chí Sèn Thăng Long, Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo các cơ quan, Ban, ngành, liên quan.

    Tại buổi làm việc huyện Quản Bạ đã báo cáo nhanh về thực trạng và những vấn đề đang đặt ra về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cảnh quan; giá trị văn hóa vật thể; Giá trị văn hóa phi vật thể; và thực trạng, các vấn đề đặt ra về phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng. Theo đó huyện Quản Bạ có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 60%. Dân tộc Dao chiếm 14%. Dân tộc Tày chiếm 9%. Dân tộc Nùng, Giấy chiếm 8%. Dân tộc Bố Y có khoảng gần 1.000 người sống tập chung tại xã Quyết Tiến, quanh khu vục đồi núi thấp. Còn lại đồng bào dân tộc khác chủ yếu di cư từ các vùng miền khác nhau đến, sinh sống xen kẽ với đồng bào người Kinh, sống rải rác tại các xã, thị trấn. Về di tích lịch sử - văn hóa - tôn giáo tín ngưỡng: Trên địa bàn huyện có 2 danh lam thắng cảnh Núi đôi Quản Bạ, thị trấn Tam Sơn và xã Quản Bạ được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia năm 2010; Hang Khố Mỷ xã Tùng Vài được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia năm 2013; 03 di tích được UBND tỉnh xếp hạng năm 2014 gồm: Di tích khảo cổ Sủa Cán Tỷ xã Cán Tỷ; Danh lam thắng cảnh Cụm Thạch Sơn Thần thôn Lùng Thàng, xã Quyết Tiến; Di tích Kiến trúc nghệ thuật Tường thành Cán Tỷ, Xã Cán Tỷ và xã Bát Đại Sơn. Có 02 làng nghề thủ công truyền thống: Làng nghề Nấu rượu ngô Thanh Vân và Làng nghệ Dệt lanh Lùng Tám; 28 Hợp tác xã nghề thủ công, nông nghiệp. Hiện nay huyện vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống như: Các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, lễ hội truyền thống; trò chơi dân gian của các dân tộc trên địa bàn. Trong những năm qua, Huyện quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06/2008/CT-TTg ngày 1/2/2008 về phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người có uy tín; chú trọng việc bồi dưỡng, cung cấp thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại huyện có 107 người có uy tín trong cộng đồng.
    Tại buổi làm việc các thành viên trong đoàn đã đặt ra các câu hỏi và được các ngành chuyên môn của huyện giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo tiêu biểu của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã hội bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện Quản Bạ. Để đảm bảo cho việc nghiên cứu từ ngày 17 – 21/4 đoàn sẽ đi khảo sát thực tế tại các xã Quyết tiến, Quản Bạ, Cán Tỷ và Lùng Tám.

 


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập