Lễ hội truyền thống

LỄ HỘI MIẾU LÀNG ĐÁN

26/05/2017 00:00 175 lượt xem

Hàng năm tổ chức vào ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 3 âm lịch tại thôn Đông Tinh xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, nằm cách trung tâm thị trấn Tam Sơn 11km (đường Quản Bạ - Hà Giang). Nếu đi bằng ô tô từ thị trấn Tam Sơn xuống trung tâm xã Quyết Tiến rẽ vào khoảng 300m đến Miếu làng Đán, giao thông đi lại thuận lợi, địa hình bằng phẳng nằm ở nơi dân cư tập trung đông đúc.

Hiện nay Miếu làng Đán không có bia đá hoặc ghi lại năm xây dựng mà chỉ theo truyền thuyết dân gian kể lại để ghi công 5 vị thánh tăng đã giúp đỡ dân làng từ đó dân làng đã lập Miếu thờ và tổ chức lễ hội báo công hàng năm vào ngày mùng 2 mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm với ý nghĩa để tưởng nhớ công lao của 5 vị thánh tăng giúp dân giẹp giặc và dạy cho dân làng cách trồng lúa, ngô và các các rau hoa màu. Hàng năm cứ gần đến ngày tổ chức lễ hội Miếu làng Đán thì trưởng bản lại tổ chức cuộc họp thôn và phân công trách nhiệm cho từng người, lễ hội diễn ra trong 2 ngày đó là ngày mùng 2 và mùng 3 tháng 3 âm lịch: Chương trình lễ hội bao gồm hai phần, phần lễ và phần hội.


a. Phần lễ: (Lễ quét làng)
Những người đã được phân công tham gia lễ quét làng.
Lộ trình quét làng: Bắt đầu đi từ đầu làng theo các trục đường chính trong thôn (trên đường đi quét làng, những gia đình nào nằm trên trục đường quét làng sẽ được phát một lá bùa để gián trước cửa nhà).
* Thành phần trong Đội lễ quét làng gồm:
- Thầy cúng.
- 08 người khiêng kiệu (là những thanh niên trai tráng chưa vợ).
- Đội rước là đại diện các hộ gia đình trong thôn.
* Trang phục:
- Thầy cúng ăn mặc trang phục của thầy cúng.
- Người khiêng kiệu mặc đồng phục (theo nghi lễ)
- Người đi rước ăn mặc gọn gàng theo trang phục của dân tộc mình.
* Đạo cụ:
Kiệu (chạm trổ hoa văn mang tính nghệ thuật)
Lá bùa viết bằng chữ nho để gián vào cửa mỗi nhà.
Các đạo cụ khác liên quan.
* Lễ vật cúng gồm:
Gà, vịt, lợn, bắp cải, su hào....vv
Điểm dừng để cúng: Ngã ba hoặc các ngõ vào nhà dân thì đoàn hạ kiệu cúng rồi đi tiếp đến điểm dừng chân cuối cùng là Miếu Đán, đoàn quét làng dâng lễ cúng và báo cáo các vị Bồ tát là đã xua đuổi cái xấu đi ra khỏi ranh giới của làng. Sau đó mổ gà, vịt, lợn và chế biến các sản vật rồi làm lễ cúng, xong mọi người trong thôn quây quần cùng ăn uống tại sân Miếu.


b. Phần hội:
Sau khi tổ chức lễ chính, thì phần hội cũng diễn ra các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy và tổ chức đua ngựa. Đến khi kết thúc thì nhân dân các thôn tham gia tổ chức cùng ăn uống tại Miếu làng Đán.
Sau khi ăn uống xong, các đôi nam, nữ giữa các thôn, xóm hát giao duyên, hát cọi với nhau, cho đến tối mọi người dân trong thôn tập trung đốt lửa trại và tiếp tục hát cọi tại đồi cây phía sau Miếu.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập