Văn hóa - Xã hội

Người làm thay đổi tập quán của bản Mông.

24/08/2022 09:51 8 lượt xem

Đối với ông Lù Mí Thào 56 tuổi, ở thôn Lố Thàng II, xã Thái An thì cây khèn không chỉ thuần tuý là một loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mông. Mà với ông, khèn còn là vật tri kỷ đồng hành cùng ông trải qua biết bao vui buồn trong cuộc sống. Đã trải qua hơn nửa đời người, ông vẫn luôn dành một tình yêu đặc biệt cho cây khèn mông và canh cánh trong lòng cách truyền nghề và giữ nghề làm khèn để tiếng khèn Mông được ngân vang đến ngàn đời sau”.

Người làm thay đổi tập quán của bản Mông.
Ông Lù Mí Thào tự tay chế tác những cây Khèn

Ngay từ khi còn nhỏ, ông Thào đã được theo học thổi khèn từ cơ bản đến nâng cao, dần dần trở thành niềm đam mê đối với ông. Đến nay, ông đã có thể thổi thuần thục hơn 36 điệu tang ca hay còn gọi là điệu khèn cổ và hàng trăm điệu múa kết hợp thổi khèn. Ông Thào cho biết, khèn là loại nhạc cụ dùng trong hầu hết các lễ, hội. Mỗi dịp lại có điệu khèn khác nhau, trước kia Khèn chỉ được thổi trong dịp đua tiễn người đã khuất, ngày nay khèn đã được dùng điệu cho đám cưới, điệu dùng cho đôi lứa giao duyên.

Nhờ sự đam mê và am hiểu đó, tiếng khèn của ông Thào luôn được nhiều người yêu thích. Đến nay, ông Thào đã truyền dạy múa khèn cho trên 30 người trong địa phương, ông thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt với sự tham gia của đầy đủ các thành viên. Tại đây, các bạn trẻ được tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, được nghệ nhân truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ của dân tộc Mông, đặc biệt là nghệ thuật múa khèn. Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, cây khèn - nhạc khí thiêng trong đời sống tâm linh của người Mông, đồng thời cũng là phương tiện để kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm trong cuộc sống hằng ngày. Là một người con của dân tộc Mông, anh Hầu Mí Sính đặc biệt yêu thích cây khèn Mông truyền thống. Cây khèn theo chân anh đến những buổi tập luyện với câu lạc bộ, đến những hội thi, hội diễn gần xa.

Thầy Khèn Lù Mí Thào  thôn Lố Thàng II, xã Thái An (áo đen)đang truyền dạy cho học viên trong xã

Từ khi có Nghị quyết số 27 của Tỉnh ủy Hà Giang về bài trừ hủ tục của các phong tục, tập quán lạc hậu,Ông Thào đã tổ chức họp các thành viên trong hội nghệ nhân dân gian để tuyên truyền vận động về việc thay đổi nhận thức của người dân trong thôn về giảm thiểu thủ tục trong việc tang, vận động nhân dân thay đổi những tập quán rườm rà, tốn kém như đi lễ, trả lễ; không tổ chức việc đám hiếu quá 48 tiếng, không giết mổ nhiều gia súc…

Ông Thào là 1 thầy khèn có uy tín trong bà con dân bản, vì vậy ông nói người dân tin và làm theo ông. Mấy đám tang trong bản vừa qua khi người chết đã được đưa ngay vào áo quan, những trâu, những lợn đã ít bị giết thịt hơn, đồng nghĩa với việc con cháu bớt đi những khoản nợ nần hơn, kết quả ấy phần lớn nhờ vào thầy khèn Lù Mí Thào - Với vai trò là người “giữ lửa”. Với ông, giữ hồn khèn không chỉ vì tình yêu, tâm huyết mà còn là trách nhiệm của ông với cả cộng đồng./.

Hoàng Tâm - Đỗ Hà

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập