Kinh tế

Diện tích trồng Dược liệu trên địa bàn huyện 9 tháng đầu năm tăng 25ha so với cùng kỳ

12/10/2022 15:41 38 lượt xem

Với lợi thế và giá trị mang lại của dược liệu, cũng như nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 huyện Quản Bạ đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển 3 cây đó là cây (dược liệu, hồng không hạt, ngô lai). Theo đó đến thời điểm này dược liệu là một trong những cây được huyện tiếp tục nhân rộng và phát triển.

Diện tích trồng Dược liệu trên địa bàn huyện 9 tháng đầu năm tăng 25ha so với cùng kỳ
Diện tích trồng Dược liệu trên địa bàn huyện 9 tháng đầu năm tăng 25ha so với cùng kỳ

Được đánh giá là huyện có tiềm năng lớn về cây dược liệu, có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho nuôi trồng, phát triển dược liệu. Phát huy lợi thế đó huyện Quản Bạ đã mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng trồng, sản xuất, thành lập các HTX, tổ hợp tác, nhóm sở thích tham gia trồng, chế biến. Đến nay trên địa bàn huyện có 2 Công ty, 5 hợp tác xã tham gia trồng, chế biến, kinh doanh dược liệu. Tính giêng 9 tháng đầu năm 2022, các Công ty, HTX và nhân dân đã tập trung chăm sóc tốt diện tích dược liệu, đã trồng và triển khai trồng mới được 505/500 ha, đạt 101,04%KH, tăng 25 ha so với cùng kỳ, trong đó tập trung trồng nhiều nhất ở vùng trọng điểm xã Quyết Tiến, xã Quản Bạ, xã Tùng Vài, thị trấn Tam Sơn. Các HTX chế biến trên 40 sản phẩm dược liệu như: Sản phẩm Mạnh gân hoạt cốt cao, Trà gừng cao nguyên đá, Cao Atiso, Cao Hà thủ ô, Thảo dược ngâm chân, nước tắm thảo dược. Trong đó có trên 20 sản phẩm đăng ký tham gia Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP), có 08 sản phẩm đạt sao cấp tỉnh, các sản phẩm còn lại đang tiếp tục hoàn thiện…Để nâng cao giá trị cho các sản phẩm dược liệu, bên cạnh việc trồng và chăm sóc dược liệu, huyện đã vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các Chương trình, dự án, đề án và sử dụng ngân sách huyện để hỗ trợ các HTX đầu tư xây dựng nhà xưởng và đầu tư cải tiến máy móc, thiết bị chế biến tạo ra các sản phẩm dược liệu có giá trị. 

Quá trình xây dựng và phát triển dược liệu trên địa bàn huyện cũng đã làm thay đổi nhận thức tư duy của nông dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ canh tác cây có giá trị kinh tế thấp sang cây có giá trị kinh tế cao, từ tự cung tự cấp sang việc phát triển hàng hóa theo hướng thị trường. Có thể khẳng định rằng từ việc tiếp tục phát triển mở rộng trồng và chăm sóc các diện tích dược liệu đã góp phần tăng thu nhập đối với các Công ty, HTX và nhân dân tại các xã, thị trấn, giúp người dân dần xóa đói, giảm nghèo theo đúng tinh thần chỉ đạo từ Nghị quyết BCH Đảng bộ huyện đã đề ra./.

 

Hoàng Tâm

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập