Kinh tế

HUYỆN QUẢN BẠ PHÁT TRIỂN, CHĂM SÓC CÂY DƯỢC LIỆU

07/05/2018 00:00 62 lượt xem

Cây dược liệu là cây có thế mạnh của huyện Quản Bạ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con nhân dân. Thời gian qua huyện đã xác định trồng Cây dược liệu tập trung quy hoạch vùng dược liệu gắn với xây dựng thị trường tiêu thụ ổn định. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân tham gia liên kết với HTX, do đó diện tích cây dược liệu của huyện ngày càng tăng.

    Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển Dược liệu trên địa bàn, thực hiện đạt các chỉ tiêu, kế hoạch tỉnh giao. Huyện Quản Bạ đã họp bàn thống nhất công tác lãnh, chỉ đạo, ban hành các văn bản giao ngành chuyên môn và các xã, thị trấn phối hợp với các doanh nghiệp, HTX tổ chức triển khai thực hiện; Chỉ đạo ngành chuyên môn và các xã, thị trấn làm tốt công tác hỗ trợ, phối hợp với Công ty CP PTNLN Bình Minh 3, Công ty CPPT DL Anvy Hà Giang triển khai trồng, chăm sóc các loại dược liệu; Phối hợp với công ty Cổ phần Dược khoa và các HTX, THT triển khai trồng các loại cây dược liệu; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện về phát triển cây dược liệu, vận động các hộ dân trong vùng quy hoạch cho Công ty CPPT DL Anvy Hà Giang thuê đất, trồng cây dược liệu theo quy trình kỹ thuật; Tổ chức và tham gia các Hội nghị, Hội thảo về phát triển dược liệu, xúc tiến đầu tư, tham quan học tập kinh nghiệm; Chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác hỗ trợ, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, HTX để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; Mở các lớp tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề trồng cây Dược liệu cho lao động nông thôn; Tổ chức ký thỏa thuận hợp tác, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX, THT và người dân; Huyện đã ban hành hỗ trợ đối với các HTX và hộ dân tham gia trồng cây dược liệu. Xã Quyết Tiến là vùng trồng dược liệu trọng điểm của huyện huyện Quản Bạ cũng như của tỉnh. Để triển khai thực hiện có hiệu quả việc mở rộng và phát triển sản xuất dược liệu, ngay từ đầu năm 2018, cấp ủy chính quyền xã đã tập chung chỉ đạo, rà soát lại diện tích dược liệu. Có cơ chế thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất giống trên địa bàn. Đồng thời, hỗ trợ người dân chuyển đổi đất trồng ngô, lúa kém hiệu quả sang trồng dược liệu bằng hình thức hỗ trợ lãi suất hoặc hỗ trợ một phần kinh phí để mua giống, phân bón. Xây dựng dây chuyền sơ chế, chế biến dược liệu. Nhờ triển khai thực hiện tốt, đến nay xã đã trồng mới được trên 70 ha/ 200ha cây dược liệu. Anh Lý Sen Thuận, Quản lý Công ty CPPT DL Anvy Hà Giang cho biết: Công ty Anvy hiện tại kế hoạch đề ra là sản xuất 20 ha, đến thời điểm này đã trồng xong khoảng 10 ha đối với hai loại cây Địa Hoàng và Tục Đoạn, đối với diện tích còn lại công ty tiếp tục trồng cây Đan Sâm và cây Bạch Chuột.
  Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh và BTV Huyện ủy cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các HTX, THT và nhân dân các xã, thị trấn. Năm 2018, huyện Quản Bạ phấn đấu trồng mới 400 ha cây dược liệu, đến nay đã trồng được gần 200 đạt 49% kế hoạch năm. Bao gồm các loại Đương Quy, Actiso, Đẳng sâm, thảo quả, ấu tẩu... Để đạt được kết quả trên, huyện đã huy động được các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội và thu hút các tổ chức, cá nhân và các hộ gia đình tích cực tham gia đầu tư sản xuất, chế biến dược liệu. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ, nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, HTX để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Song song với đó, là tiến hành mở các lớp tập huấn kỹ thuật, đào tạo nghề trồng cây Dược liệu cho lao động nông thôn. Tổ chức ký thỏa thuận hợp tác, hợp đồng bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp với các HTX, THT và người dân. Ông Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng NN&PTNT huyện trao đổi với chúng tôi: Năm 2018 Phòng NN & PTNT huyện triển khai 400 ha trong đó có các mô hình liên kết như mọi năm thực hiện, như là mô hình người dân tự trồng, mô hình doanh nghiệp kết hợp với người dân cùng trồng. Trong đó Phòng NN & PTNT huyện đã hỗ trợ về cơ chế chính sách, hỗ trợ về giống, hỗ trợ phân hữu cơ cụ thể đã hỗ trợ 5 triệu/1 ha trồng cây dược liệu; Hỗ trợ chuẩn hóa cây dược liệu để tìm ra đầu ra cho sản phẩm dược liệu của người nông dân và các HTX.


Mô hình cây ACTISO tại xã Quyết Tiến. 

   Có thể khẳng định: Việc đẩy mạnh phát triển cây dược liệu theo quy mô diện tích lớn, tập trung của huyện Quản Bạ như hiện nay sẽ góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Tạo việc làm và thu nhập cho bà con nhân dân, đưa cây dược diệu thực sự là cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện./.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập