Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nền tảng 4.0 và những văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.

29/12/2022 08:36 674 lượt xem

Hiện nay, trước sự phát triển lớn mạnh của công nghệ số, mọi thông tin trên nền tảng 4.0 tiếp tục có những bước đột phá về: tốc độ thông tin nhanh, kịp thời; phạm vi lan tỏa của thông tin rộng, tầm ảnh hưởng của thông tin đến dư luận lớn. Chính vì vậy, mạng xã hội và những văn hóa ứng xử trong thời kỳ công nghệ số đang là một vấn đề được xã hội quan tâm.

Nền tảng 4.0 và những văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.
Ảnh (Internet)

Theo số liệu thống kế mới nhất trên các nền tảng mạng xã hội như: Facebook, zalo, tiktok và một số mạng khác. Tỷ lệ người sử dụng mạng tại Việt Nam đã và đang tăng lên ở con số cao mức 78,1% (số liệu khảo sát đầu năm 2022). Đặc biệt, độ tuổi sử dụng mạng có xu hướng tiếp tục tăng cao bao gồm cả các thanh thiếu niên ở vùng thành thị và nông thôn. Mạng xã hội đã trở thành một diễn đàn để tiếp cận thông tin, giao lưu kết bạn, chia sẻ và lưu giữa những khoảnh khắc, kỷ niệm đẹp của một tổ chức, nhóm người hoặc chủ thể cá nhân. Từ sự năng động, nhanh chóng, kịp thời của mạng xã hội đó đã tạo lên làn sóng mạnh mẽ khiến mạng xã hội dường như là một phần tất yếu trong cuộc sống của cộng đồng dân mạng. Song thực tế phải nhìn nhận rằng, trên mạng xã hội hiện nay điển hình như Facebook, nhiều tài khoản đã và đang lợi dụng tính năng thông tin nhanh chóng, lan tỏa mạnh mẽ để có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, thiếu tôn trọng, hoặc dùng những từ ngữ không hay để miệt thị người khác. Tình trạng này lại đang rơi vào tất cả các lứa tuổi sử dụng mạng xã hội từ thanh, thiếu niên đến bộ phận người sử dụng mạng trung tuổi, báo động hơn tỷ lệ thanh niên sử dụng mạng xã hội nhằm “câu like, câu view” bằng những thông tin chưa được kiểm chứng hay những thông tin với những từ ngữ “giật gân” thiếu tính văn minh nhằm tạo hiệu ứng đám đông cổ xúy cho lời nói, hành động trên mạng xã hội của tài khoản nào đó lại đang chiếm cao.

Một ví dụ chân thực để thấy rằng, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội tại một bộ phận người sử dụng mạng của Việt Nam đang là vấn đề lo ngại. Năm 2021 và đầu năm 2022, khi dịch bệnh Covid- 19 bùng phát tại Việt Nam, trên nền tảng mạng xã hội lan truyền rất nhiều thông tin liên quan đến vấn đề này. Các thế lực thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước ta đã ra sức “soạn bài” với mục đích tung, hô lên mạng xã hội các thông tin xấu, độc nhằm tạo làn sóng phản đối với công tác phòng, chống dịch bệnh tại nước ta. Những bài viết của chúng đều mang hàm ý thể hiện sự “bất thành tự do ngôn luận quá đà” và cuối cùng là chống phá Đảng, nhà nước, chúng phủ nhận tất cả những thành quả, sự nỗ lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam. Thật đáng buồn, những thông tin không chính thống này của thế lực thù địch, lại được một bộ phận người sử dụng mạng thiếu sự hiểu biết vô tình cổ xúy, chia sẻ và bình luận với những lời lẽ khiếm nhã khác. Nhiều tài khoản đã phải trả giá cho sự vô tình, kém hiểu biết, thiếu kỹ năng tiếp nhận và phản biện thông tin trên không gian mạng là chịu trách nhiệm việc làm của mình trước cơ quan pháp luật theo đúng quy định.

Mặt khác, mạng xã hội hiện nay thay vì là sân chơi giao lưu, kết bạn, lĩnh hội các thông tin chính thống và đúng. Thì lại trở lại một diễn đàn “đòi nợ” hoặc “bóc phốt” đúng theo ngôn ngữ mạng cộng đồng đang sử dụng. Những bài viết này có sử dụng những câu từ chưa chuẩn với phẩm chất đạo đức của người Việt bằng những ngôn ngữ “tự do quá mức” đã tiết lộ thông tin cá nhân, đời tư và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị gọi là “bóc phốt”. Thay vì lưu giữ kỷ niệm đẹp của bạn bè, gia đình, người thân thì mạng xã hội cũng là nơi để những “than vãn” về tâm, tư tình cảm, cuộc sống gia đình không viên mãn, tình bạn trắc trở được các tài khoản mạng xã hội chia sẻ. Điều đáng nói ở đây, đó là viết khi các dòng trạng thái, bài viết được cập nhật sẽ nhận được các bình luận khác nhau, người đồng cảm, người phê phán với những câu từ chưa được đẹp. Đây là lý do, tại sao ngôn ngữ không đẹp trên mạng xã hội vô tình lại trở lại 01 loại rác cần được loại bỏ để làm trong sạch môi trường thông tin trên mạng xã hội.

Một điều đáng buồn khác, khi người sử dụng mạng không có kiến thức, thích sự “a dua” và theo trào lưu đám đông, nhất là tại bộ phận người trẻ sử dụng mạng đã làm xuất hiện các “anh hùng thời đại 4.0” với một bàn phím gõ xuyên biên giới. Ranh giới giữa thông tin “đúng và sai” cũng được các “anh hùng thời đại 4.0” này chỉ cần 1 nhịp gõ phím đã trở nên mong manh và đan xen lẫn lộn nhau. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những nhận thức về văn hóa đang bị xem nhẹ với những phát ngôn không đẹp trên không gian mạng hiện nay.

Hiện nay, người sử dụng mạng xã hội đang đóng 03 vai trò quan trọng đó là người sản xuất thông tin, người tiếp thu thông tin và là người phát tán thông tin. Vì vậy, để các tin giả, tin xấu, độc được ngăn chặn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng mạng.  Đặc biệt là để nâng cao việc ứng xử có văn hóa trên không gian mạng, ngày 17/6/2021 Bộ thông tin và truyền thông đã ban hành Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội gồm 8 nội dung. Cùng với đó Luật an ninh mạng tiếp tục được thực hiện nghiêm. Qua đó, để việc thật - ảo giữa đời thường và trên mạng xã hội được phân minh rõ ràng, mạch lạc. Đồng thời, cũng để thế giới mạng không làm tổn thương, tạo áp lực cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào. Xây dựng nét đẹp văn hóa trên không gian mạng trong tình hình mới là rất quan trọng. Vì vậy, mỗi người sử dụng mạng hãy “Không đăng điều trái luật- Đọc, xem, nghe nội dung lành mạnh- Đưa tin, chia sẻ có trách nhiệm- Lan tỏa những tin tức tốt đẹp và bình luận có văn hóa”.

Hoàng Chính

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập