Văn hóa - Xã hội

Từng bước thay đổi nhận thức của người Mông trong việc ma chay, cưới hỏi tại xã Tả Ván

10/04/2018 00:00 107 lượt xem

Vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đã thay đổi nhận thức của đồng bào vùng cao điển hình như ở xã Tả Ván huyện Quản Bạ. Xưa nay, trong đám tang, đám cưới của người Mông tồn tại nhiều tập tục lạc hậu, ăn sâu qua bao thế hệ.

 Trong đám ma người Mông ở vùng cao, có một số hủ tục không phù hợp với nếp sống văn minh cũng như vệ sinh môi trường như: Không đưa người chết vào quan tài, tổ chức đám tang kéo dài 3-4 ngày. Người chết không được đưa vào quan tài ngay mà chỉ tắm rửa, thay quần áo mới rồi được đưa lên cáng đan bằng tre, nứa, treo lên vách giữa gian nhà, cao ngang ngực. Nhiều người Mông quan niệm rằng, nếu có người thân chết mà bỏ vào quan tài ngay là trái với tục lệ, sau khi chôn cất, tổ tiên sẽ gây phiền hà cho những người đang sống như bệnh tật, ốm đau và làm ăn lụi bại… Tiếp đó, các thầy cúng, trưởng lễ tang và đội khèn, trống bắt đầu cử hành lễ tang theo các bài cúng cơm sáng, trưa, tối, khuya trong tất cả các ngày tổ chức lễ tang (thường từ 3 đến 7 ngày) sau đó mới đưa đi chôn cất.

 Đội kèn làm lễ cúng tại đám tang có người mất cho vào áo quan tại xã Tả Ván

Trước khi chôn cất, người nhà phải làm thịt trâu, bò để người chết mang đi…Bên cạnh những giá trị văn hóa tâm linh cần phát huy thì việc để người chết lâu ngày trong nhà là tập tục không phù hợp với nếp sống văn hóa mới, cần phải thay đổi, xóa bỏ. Bởi ngày nay, ngoài vấn đề về vệ sinh môi trường, có những trường hợp người chết vì các căn bệnh xã hội, dễ lây lan, nếu không được chôn cất kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh, dễ lây truyền dịch bệnh… Ngoài ra, chi phí cho đám tang luôn là gánh nặng cho hộ nghèo, đám tang kéo dài gây tốn kém cho gia quyến khi tiến hành cúng bái, tế lễ, trả công cho thầy cúng, ăn uống trong nhiều ngày. Có đám sau khi chôn cất chi phí lên đến cả trăm triệu đồng, hậu quả là nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần, túng thiếu, đời sống đã khó khăn nay càng khó khăn hơn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho đồng bào Mông khó thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu... Những hủ tục ấy đã được loại bỏ rất nthanh từ khi xã Tả Ván tập trung vận động đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Bằng cách tuyên truyền đến bà con nhân dân trong thôn về việc làm tang cho người đã chết cho vào áo quan, cụ thể như UBND xã Tả Ván đã mở lớp dạy kèn cho 2 Câu lạc bộ khèn mông của xã về các bài cúng khi người mất đưa vào áo quan với thời gian hai tuần.

Sau khi được học tập 2 Câu lạc bộ đã bắt đầu thông thuộc các bài học. Đến thời điểm này, trên địa bàn xã Tả Ván đã vận động được hai gia đình có người mất đưa vào áo quan, qua đó đảm bảo được công tác vệ sinh, tránh tình trạng lây bệnh tật và không tốn kém về của cải gia đình, dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu của địa phương./.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập