Chính trị

Hội nghị tham vấn kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2024.

06/03/2024 14:36 40 lượt xem

Ngày 2-3/3, Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (GNRRTT) phối hợp với Văn phòng Đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam) và Quỹ Hỗ trợ chương trình dự án an sinh xã hội Việt Nam (Quỹ AFV) tổ chức Hội nghị Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác GNRRTT tại huyện Quản Bạ (Hà Giang). Chương trình có sự tham dự của ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng cục quản lý đê điều và phòng chống thiên tai; bà Pauline Fatima Tamesis Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện quỹ AFV và đại diện tại địa phương. Dự về phía huyện Quản Bạ có đồng chí Đỗ Quang Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện; Lãnh đạo UBND xã Tùng Vài cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn.

Hội nghị tham vấn kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2024.
Toàn cảnh hội nghị

Được biết, Quản Bạ là một huyện biên giới nằm ở khu vực phía Bắc tỉnh Hà Giang. Huyện có 12 xã và 1 thị trấn, 107 thôn bản, 5 xã biên giới với 21 thôn giáp biên; có 9 xã đặc biệt khó khăn. Diện tích 54,32KM2, dân số trên 57.000 người, có 18 dân tộc (DT), trong đó DT Mông chiếm 60%, tỷ lệ đói nghèo năm 2023: 52,73%. Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là một trong những địa phương được Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam triển khai chương trình PCTT dựa vào cộng đồng từ năm 2007. Theo đó, hàng năm mọi thôn bản tham gia chương trình đều tổ chức sử dụng công cụ đánh giá rủi ro có sự tham gia (PVA) để lập kế hoạch phòng chống thiên tai (PCTT) dựa vào cộng đồng. Đến nay, 100% các xã tham gia chương trình đều có kế hoạch PCTT chủ động và có thể kết nối dễ dàng với ngân sách và hoạt động của phòng Nông nghiệp huyện, là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các nỗ lực chuẩn bị và ứng phó với thiên tai cấp địa phương.

Các Đại biểu tham quan mô hình đèn điện chiếu sáng do tổ chức ActionAid hỗ trợ

Thực địa tại thôn Suối Vui và Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam đã hỗ trợ hai công trình là hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, cầu chống lũ và nhận được nhiều tín hiệu tốt tại địa phương.

Cây cầu dân sinh được hỗ trợ giúp người dân thuận tiện trong việc giao thương

Theo đại diện Ban quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển huyện Quản Bạ (LRP 7A), với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, đây là chương trình được địa phương ưu tiên thực hiện, giúp nâng cao tính chủ động của cộng đồng trong PCTT, chương trình được đưa vào ngân sách hoạt động hàng năm của địa phương và được phổ biến rộng rãi để các cộng đồng tại địa phương khác có được kinh nghiệm chủ động hành động sớm trước thiên tai”.

Đánh giá về những hỗ trợ của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam với Hà Giang, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết: “Chúng ta không thể thực hiện công tác phòng chống thiên tai nếu như không xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính người dân. Chính từ những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức của người dân địa phương, chúng ta có được những biện pháp, giải pháp ứng phó nhằm khắc phục những điểm yếu trong công tác PCTT của địa phương. Đây là cách làm hay, hướng tiếp cận thiết thực của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam tại tình hình thực tế địa phương, cụ thể là tại Quản Bạ, Hà Giang”.

Phát biểu tại hôị nghị, đồng chí Đỗ Quang Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ mong muốn: Trong giai đoạn tiếp theo huyện Quản Bạ mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ về thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Đẩy mạnh công tác vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng, nâng cao năng suất và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác. Thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông nghiệp. Bảo vệ, khai thác hợp lý, hiệu quả tài nguyên rừng, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống. Kết nối và phát triển các tour - tuyến du lịch. Hỗ trợ phát triển khởi nghiệp; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm địa phương. Trang bị kiến thức cho người dân đặc biệt là đối tượng thanh niên đầy đủ nhất về thích ứng với biến đổi khí hậu, về các giải pháp năng lượng tái tạo, giảm phát thải, về các công nghệ mới tiết kiệm năng lượng; thay đổi thói quen, lối sống theo hướng tiết kiệm năng lượng bất kể khí nào có thể./.

Đỗ Hà

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập